Cần một giải pháp căn cơ, dài hơi
Là doanh nghiệp thường xuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc, bà có thể cho biết dịch bệnh gây những khó khăn, tác động thế nào tới hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc?
Trước tiên phải khẳng định một điều, nếu nói đến những khó khăn trong xuất khẩu nông sản thì suốt bao năm nay, không chỉ khi có dịch bệnh thì vẫn khó khăn và luẩn quẩn hết nơi này đến nơi khác.
Khi dịch bệnh xảy ra, rào cản đầu tiên và lớn nhất đối với tiêu thụ nông sản chính là vấn đề phòng dịch, và việc phải tạo cho người tiêu dùng một cảm giác thực sự an toàn. Quá trình xuất khẩu hàng hóa từ con người, phương tiện đến những thùng hàng… đều có thể trở thành nguồn lây nhiễm bệnh. Dù là xuất khẩu hay ở thị trường trong nước thì người ta đều mang tâm lý như vậy.
Rào cản thứ hai chính là việc trong thị trường nội địa đang tồn tại quá nhiều quy định chồng chéo. Ví dụ như khi dịch bệnh bùng phát, Trung ương chỉ đạo không ngăn sông cấm chợ để lưu thông hàng hóa. Thế nhưng để phòng chống dịch, mỗi tỉnh, thành phố sẽ có những quy định giao trách nhiệm cho lãnh đạo các địa phương. Các lãnh đạo sẽ bắt buộc phải ưu tiên chống dịch trước nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm.
Khó khăn thứ ba là công tác truyền thông thúc đẩy tiêu thụ nông sản gặp khó khăn do dịch bệnh. Chỉ mình báo hay đài của địa phương cung cấp thông tin là không đủ. Các cơ quan truyền thông ở xa hoặc lo sợ dịch bệnh không dám tới hoặc tới cũng không đủ điều kiện để truyền thông hết được do yếu tố dịch bệnh. Truyền thông rộng rãi ngoài việc giúp người tiêu dùng yên tâm, đó còn là kinh nghiệm để chia sẻ cho những địa phương khác.
Từ thực tiễn trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng trái cây sang thị trường Trung Quốc, bà có thể cho biết kinh nghiệm để chúng ta vừa đảm bảo được công tác xuất khẩu, vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh?
Với mỗi doanh nghiệp, nếu chỉ sản xuất trong khuôn viên nhà máy thì rất đơn giản nhưng đối với nông sản lại khó hơn rất nhiều vì liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Để có thể xuất khẩu được thì phải đảm bảo được an toàn cho người tiêu dùng, nhất là ở trong vùng dịch thì càng phải có những điểm thu mua cụ thể, được lựa chọn kĩ. Những điểm thu mua ấy phải đảm bảo được an toàn dịch bệnh.
Đặc biệt cần có những xưởng sơ chế để xử lý dịch bệnh. Thời điểm hiện nay chúng ta không thể nói trước được tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến như thế nào, đó không chỉ là dịch bệnh trên người mà còn là sâu bệnh trên nông sản. Chính vì vậy, không chỉ để đáp ứng yêu cầu của những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu… mà thị trường nội địa cũng cần yêu cầu việc đầu tư xưởng sơ chế và xử lý dịch bệnh.
Đó phải là một chính sách rất căn cơ, nếu không, với thực trạng “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay thì sẽ rất khó cho nông sản của chúng ta.
Bà có đề xuất giải pháp nào để tháo gỡ những khó khăn trong xuất khẩu nông sản trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay?
Để có được những giải pháp mang tính căn cơ và dài hơi thì cần phải quản lý được thị trường, có quy hoạch về sản xuất và cơ chế một cách bài bản. Vấn đề ở đây là phải có một chiến lược quốc gia về xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt.
Khi có chiến lược quốc gia về xây dựng thương hiệu thì thương hiệu sẽ là gốc rễ.